Tháng 7/ 2022 UBND huyện Quảng Hòa và UBND huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng đã kết hợp cùng Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con cách chăm sóc cây mắc ca và đi thăm đồng thời khảo sát một số vườn trồng mắc ca tại địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Năm 2014 Chị Hoàng Thị Lê xóm Bản
Chu, xã Đại Sơn, huyện Quảng Hòa bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắc ca theo lời
giới thiệu của 1 người bạn, ban đầu chị cũng phân vân vì chưa có một chút hiểu
biết gì về cây trồng mới này, nhưng thấy diện tích trồng cây mía chị đang trồng
ở vườn không cho hiệu quả kinh tế cao nên Chị quyết định trồng khoảng 150 cây mắc ca trước.
Năm 2018 cây bắt đầu bói quả, vụ đầu chị
thu hoạch đc 50kg quả, bán lẻ được 60.000vnđ/1 kg. Chị chia sẻ cứ mỗi năm cây lại
đậu quả nhiều hơn, có năm thu được hơn 1 tạ quả, năm nay cây lại đậu quả nhiều
hơn năm trước mỗi cây cho khoảng 20 kg quả, mà thời gian chăm sóc cây mắc ca
không mất nhiều thời gian mà cây mắc ca ít sâu bệnh. Chị nói: “Chăm sóc cây mắc
ca dễ lắm, mỗi năm làm cỏ 1 lần và bón
phân cũng 1 – 2 lần”.
- Huyện Quảng Hòa có diện tích trồng
mắc ca trên 30ha mắc ca trồng tại các xã: Đại Sơn, Cát Linh, Tự Do, Hòa Thuận,
Ngọc Động và Hạnh Phúc. Đây là các xã đã có mô hình trồng mắc ca tốt nhất tại thời điểm này, cây phát triển tốt, 5
năm cây mắc ca cho quả, chất lượng và số lượng quả năm sau tốt hơn năm trước.
Tại huyện Hạ Lang cây mắc ca được
người dân trồng tự phát theo hình thức phân tán, toàn huyện trồng được 4ha với
trên 1000 cây tập trung ở các xã Thị Hoa, Vinh Quý, An Lạc, xác định cây mắc ca
là cây có hiệu quả kinh tế cao nên 2 năm qua huyện đã tìm mua cây giống ngoài địa
phương với mong muốn tìm được giống tốt phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa
phương.
Ông Thẩm Văn Khiêm – Phó Chủ tịch
UBND huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng đã phát biểu: “Định hướng phát triển mắc ca
trong thời gian tới căn cứ theo giá trị kinh tế của cây mắc ca và thực hiện
chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 của huyện ủy,
xác định huyện Hạ Lang là địa phương có nhiều đất đồi, đất lâm nghiệp phù hợp với
cây mắc ca. 2 năm gần đây UBND Huyện cũng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Liên
Việt Cao Bằng khảo sát một số vùng đất và đã xác nhận điều khiện thổ nhưỡng huyện
Hạ Lang phù hợp phát triển cây mắc ca, thời gian chủ trương huyện đẩy mạnh đưa
cây mắc ca tới người dân, với mong muốn thực hiện chương trình tới 2025 cây mắc
ca sẽ là cây lâm nghiệp chính mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân.
Vừa qua UBND tỉnh Cao Bằng ký kết
Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Mắc ca Việt Nam về hợp tác phát triển cây mắc ca
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Tác giả: Đài truyền hình tỉnh Cao Bằng - MacaDamia
YênBái - Văn Chấn hiện có 4.485,1 ha chè; trong đó: 376,4 ha chè trồng mới, 4.108,7 ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 110,35 tạ /ha, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Chè là loại cây đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế tại hầu hết các xã, thị trấn.
2.666 cây giống mắc ca vừa được trao tặng cho người dân thôn Xa Đán và Đông Khao (xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) trong chương trình "Lễ trồng cây trao sinh kế cho nông dân Lạng Sơn".
BÌNH LUẬN (0)
Bình luận của bạn sẽ được Hiệp hội phê duyệt trước khi hiển thị.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu.