Hôm nay 29/12/2022 Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phối hợp cùng với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tổ chức buổi tọa đàm về sâu bệnh gây hại cho cây Mắc ca và giải pháp. Buổi tọa đàm sẽ mô tả một loạt các loại sâu bệnh thường tấn công cây Mắc ca và chia sẻ các giải pháp phòng ngừa, giúp người trồng Mắc ca kiểm soát chính xác và đúng thời điểm để có một vụ mùa bội thu.
Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển bền
vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu là phát
triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo
quốc phòng, an ninh của đất nước.

Cây Mắc ca đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1994. Tính đến thời điểm này, trên phạm vi cả nước đã có trên 20.000 ha Mắc Ca hiện đang sinh trưởng và phát triển ổn định. Hiện nay, Tây Bắc và Tây Nguyên được xem là 2 khu vực phù hợp nhất để trồng Mắc ca. Tuy nhiên cây Mắc Ca cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước nếu như người trồng tuân thủ các điều kiện trồng, chăm sóc khoa học với đối tượng cây trồng này. Đến năm 2030 tổng sản lượng mắc ca cả nước dự kiến đạt khoảng 185.000 tấn hạt tươi. Việt Nam hiện đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do với các thị trường nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Hà Lan với thuế nhập khẩu đối với hạt Mắc ca đã giảm về 0%, đây là cơ sở quan trọng đảm bảo đầu ra để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca.
Cũng giống như một số nhóm cây ăn quả thân gỗ khác, Mắc ca thường bị sâu bệnh hại theo mùa vụ. Kiểm soát sâu bệnh hại là một trong những yếu tố quan trọng trong việc trồng cây mắc ca. Sâu bệnh gây hại có thể làm giảm năng suất cây trồng hoặc thậm chí gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng.Tham dự buổi tọa đàm "Sâu bệnh gây hại cho cây Mắc ca và giải pháp" có một số vị khách mời và diễn giả đến tham gia
ngày hôm nay như sau:
Ông Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ
tịch Thường trực HH Mắc ca Việt Nam.
Ông Huỳnh Ngọc Huy - Phó Chủ
tịch HH Mắc ca Việt Nam
Ông Lê Ngọc Trường – Tổng
thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam
Tiến sỹ.
Ngô Vĩnh Viễn – Nguyên Viện trưởng Viện bảo vệ thực vật;
Tiến sỹ.
Lê Văn Bình – Viện Khoa học Lâm nghiệp;
Tiến sỹ.
Nguyễn Thị Thủy – Viện Bảo vệ thực vật;
Tiến sỹ.
Nguyễn Thị Nhung – Viện bảo vệ thực vật
Tiến sỹ.
Nguyễn Đức Kiên – Viện Khoa học Lâm nghiệp;
Tiến sỹ. Nguyễn Đức Huy – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam
Cùng
tham dự buổi Tọa đàm ngày hôm nay còn có đại diện các doanh nghiệp và người trồng
Mắc Ca trên cả nước, những người đang từng ngày phấn đấu vì mục tiêu phát triển
Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, góp phần thực hiện Chiến
lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
Buổi tọa đàm được tổ chức quy mô đa dạng cách tiếp cận cho bà con: trực tiếp, trên nền tảng zoom và trực tuyến trên kênh Youtube...
Ông Nguyễn Đức Huy, Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam sẽ trình bày tham luận với chủ đề “Giới thiệu và quản lý bệnh xỉ mủ/chảy
gôm hại cây mắc ca”.

Mắc ca được mệnh danh là Nữ hoàng quả khô vì
nó giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, trên toàn thế giới có
khoảng gần 100 triệu người sử dụng nhân Mắc ca hàng ngày. Sản phẩm từ Mắc ca đa
dạng như bánh kẹo, socola Mắc ca, tinh dầu Mắc ca, mỹ phẩm Mắc ca, dầu gội Mắc
ca, sữa hạt Mắc ca …, có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu mắc
ca của Việt Nam đạt 136,8 triệu USD với khối lượng đạt gần 5.400 tấn nhân và
25.500 tấn mắc ca nguyên vỏ. Sản phẩm mắc ca tại Việt Nam chủ yếu là hạt
sấy khô, nhân. Các sản phẩm được chế biến từ mắc ca như sữa, cà phê, dầu ăn, dầu
gội... bước đầu đã được chấp nhận và tiêu thụ tại thị trường trong nước. Việc sản
phẩm hạt mắc ca của Việt Nam đã bước đầu thâm nhập được các thị trường lớn, khó
tính trên thế giới cũng như ngay tại thị trường nội địa mở ra cơ hội tốt cho
phát triển trồng cây mắc ca ở Việt Nam.
Cũng giống như một số nhóm cây ăn quả thân gỗ
khác, Mắc ca thường bị sâu bệnh hại theo mùa vụ. Do đó cần nắm bắt được cơ chế
phát sinh, phát triển của sâu bệnh từ đó có giải pháp phòng trị, quản lý sâu bệnh
hại tổng hợp qua đó hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của sâu bệnh gây hại trên
cây Mắc Ca.

TS Lê Văn Bình, Trung tâm Bảo vệ Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam sẽ trình bày tham luận với chủ đề “Thành phần sâu hại và sinh vật gây bệnh
hại macadamia tại Việt Nam”.
Ngô Vĩnh Viễn, nguyên Viện
trưởng Viện Bảo vệ Thực vật sẽ trình bày tham luận “Tổng quan sinh vật gây hại
trên cây Mắc ca”

Buổi Tọa đàm “Sâu bệnh
gây hại cho cây Mắc Ca và giải pháp” có rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu
ngành nghiên cứu lĩnh vực này.Đã giúp bà con người trồng cây mắc ca có cái nhìn tổng quan, khoa học về
các đối tượng sinh vật gây hại cho cây Mắc ca, và đã cùng tháo gỡ các thắc mắc đồng thời đưa ra các giải pháp hữu ích cho bà con trồng cấy Mắc ca. Sâu bệnh sẽ không còn nếu chúng ta được các "bác sỹ" hướng dẫn cách điều trị.
Tác giả: MacaDamia
BÌNH LUẬN (0)
Bình luận của bạn sẽ được Hiệp hội phê duyệt trước khi hiển thị.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu.