PHAN HẬU
Cùng ở khu phố 1, cách vườn ông Tư không xa, vườn mắc ca rộng 1 ha của ông Phạm Văn Hồ, giám đốc ban quản lý rừng phòng hội H. Thạch Thành, cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Theo ông Hồ, sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình đều thuê công nhân cắt tỉa tán, loại bỏ cành sâu bệnh, để lá thưa đón ánh sáng và bón phân hữ cơ quanh gốc.
Vườn mắc ca này ra hoa, quả đều mỗi năm, giúp ông Hồ có nguồn thu kép. Thứ nhất là nguồn thu từ nuôi ong lấy mật hoa mắc ca, mỗi năm được hàng trăm lít. Thứ hai là bán hạt mắc ca.
“Năm 2021 vườn mất mùa vẫn được 4 tấn quả, giá bán 50.000 đồng/kg doanh thu khoảng 200 triệu đồng. Mùa năm nay quả sai, năng suất dự kiến khoảng 6 tấn quả”, ông Hồ nói.
Chủ động đầu ra, ông Hồ xây dựng xưởng sấy quả và thu mua thêm quả tươi bên ngoài để chế tiến. " Giá mỗi kg hạt mắc ca xẻ nứt là 250.000 đồng, nếu tách hạt riêng thì 750.000 đồng nhưng dịp tết hàng năm không có đủ hàng bán", ông Hồ nói. Tiền thu từ cây mắc ca 3 năm vừa qua, ông Hồ đã " tậu" được xe ô tô hơn 1 tỉ đồng.

Năm 2022, ông Hồ dự báo năng suất mắc ca đạt 6 tấn quả/ha doanh thu khoảng 300 triệu đồng
PHAN HẬU
Cũng theo ông Hồ, không như nhiều loại trái cây khác, trồng mắc ca rất nhàn, không chịu áp lực mùa vụ, chi phí chăm sóc bón phân mỗi vụ chưa đến 10 triệu đồng/ha nhưng cho nguồn thu nhập cao.
“1 ha đất trồng mắc ca mỗi năm thu hoạch từ 200 triệu đồng, gấp 7 - 10 lần so với trồng keo, hơn đứt trồng cam, bưởi, ổi… Tôi khẳng định không có cây lâm nghiệp, cây ăn quả trồng ở vùng này cho lợi nhuận cao hơn mắc ca”, ông Hồ quả quyết.
Gia đình ông Hồ hiện có tổng diện tích khoảng 10 ha. Bên cạnh đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ H.Thạch Thành đầu tư trồng thêm hơn 90 ha. Trong tương lai, H.Thạch Thành sẽ là vùng trồng mắc ca nổi tiếng Thanh Hóa.

Theo ông Nguyễn Kế Tiếp, vườn cây mắc ca có tỷ lệ đậu quả thấp đều không được người dân chăm sóc, cắt tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật
PHAN HẬU
Hỗ trợ kỹ thuật, cam kết thu mua mắc ca.Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Kế Tiếp, chuyên gia kỹ thuật của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cho biết người dân trồng mắc ca không ra quả cho đó là là cây đực. Nhưng mắc ca không có cây đực, vì các hom ghép được tuyển chọn từ những cây bố mẹ cho quả sai và đã được ngành nông nghiệp công nhận về cây đầu dòng.Ở các vườn mắc ca kém hiệu quả tại Thanh Hóa đều có một điểm chung là nông dân không chăm sóc, để cây phát triển tự nhiên.Đặc tính của mắc ca là phải tỉa cành, tạo tán hàng năm để cây thoáng, có đủ ánh sáng tự nhiên. Nếu tán lá quá dày, hơi nước không thoát được, ẩm ướt dẫn đến các bao phấn không tung ra được khiến tỷ lệ đậu quả rất ít.
Các vườn cây được khảo sát đều có tình trạng rối loạn dinh dưỡng. Cây không được bón phân định kỳ, chủ yếu là lấy dinh dưỡng tự nhiên và cạnh tranh với cây trồng khác dẫn tới không đủ dinh dưỡng nuôi quả. Còn vấn đề mắc ca nở hoa vào mùa có không khí lạnh, sương mù có thể giải quyết được bằng biện pháp kỹ thuật để cây ra hoa sớm hơn hoặc muộn hơn.
“Ghi nhận khó khăn của người trồng mắc ca tại Thanh Hóa, trong tháng 5 hoặc đầu tháng 6, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo, tập huấn kỹ thuật.
Hiệp hội cùng với các doanh nghiệp hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho người dân bằng 85% giá trị của thị trường Úc, tính tại thời điểm mua. Hiệp hội đã cung cấp số điện thoại cán bộ kỹ thuật để tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho nông dân trồng mắc ca”, ông Tiếp nói.
Hoàng Phan
Nguồn thanhnien.vn
BÌNH LUẬN (0)
Bình luận của bạn sẽ được Hiệp hội phê duyệt trước khi hiển thị.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu.