Bài 4: Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn macca
  • 11/11/2020 05:54:30
  • 4.1k lượt xem

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn macca

1.      BÓN PHÂN

1.1. Bón phân sau trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 4)

  • Phát dọn cỏ dại và xới xáo quanh gốc: Tùy theo tình hình cỏ dại, tiến hành phát dọn cỏ dại không để cỏ dại lấn át, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Mắc ca (2-3 lần/năm: trước mùa mưa, giữa mùa mưa và sau mùa mưa). Không được dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt cỏ dại. Tiến hành xới xáo quanh gốc cây với bán kính từ 0,5-1,0m tùy theo tuổi cây; 1 năm tiến hành xới xáo 2-3 lần làm đồng thời với việc phát dọn cỏ dại.
  • Bón thúc: Kết hợp với việc xới xáo, tiến hành bón thúc từ 2-3 lần/năm. Loại phân và liều lượng theo bảng sau:

                                                                                                Đơn vị tính: kg/cây/năm

Loại phân/Năm trồng


Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3

Năm thứ 4

Phân hữu cơ

 

20

30

40

NPK (tổng hợp)

0,6

0,9

0,9

1,2

Vôi bột

1,0

1,0

1,0

1,5



Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí hình chiếu của mép tán cây, chiều rộng của  rãnh khoảng 20 - 30 cm, chiều sâu của rãnh khoảng 20 – 30 cm, cho phân xuống rãnh, lấp đất kín phân.

1.2. Bón phân thời kỳ thu hoạch (từ năm thứ 5 trở đi)

  • Phát dọn cỏ dại và xới xáo xung quanh gốc cây: Tùy theo tình hình cỏ dại, tiến hành phát dọn, vệ sinh vườn cây để hạn chế côn trùng, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch Mắc ca. Không được dùng các loại thuốc trừ cỏ để diệt cỏ dại. Tiến hành xới xáo quanh gốc cây với bán kính từ 1,0-2,0m tùy theo tuổi cây; 1 năm tiến hành xới xáo 2-3 lần làm đồng thời với việc phát dọn cỏ dại.
  • Tùy theo tuổi và năng suất của cây trồng hàng năm để tiến hành bón phân. Một năm bón ít nhất 2 lần, lần 1 vào tháng 4 hàng năm để chống rụng quả non và dưỡng quả, lần 2 sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, vệ sinh vườn cây (vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm) để phục hồi cây sau khi thu hoạch và thúc ra lộc thu.

  • Loại phân và liều lượng theo bảng sau:

                                                                                                Đơn vị tính: kg/cây/năm

                      Loại phân/Năm trồng


Năm thứ 5 đến 9

Năm thứ 10 trở đi

Phân hữu cơ

50-70

80

NPK (tổng hợp)

1,5-2,7

3,0

Vôi bột

1,5-2,0

2,0



Cách bón: Đào rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí hình chiếu của mép tán cây, chiều rộng của  rãnh khoảng 20 - 30 cm, chiều sâu của rãnh khoảng 20 – 30 cm, cho phân xuống rãnh, lấp đất kín phân.

2.    TƯỚI NƯỚC CHO CÂY

  • Đối với cây mới trồng sau 7 ngày không có mưa cần phải tiến hành tưới cho cây, cứ 7-10 ngày tưới một lần, nếu có mưa với mật độ từ 5-7 ngày có một trận mưa thì không cần phải tưới.
  • Đối với cây trồng từ 1 tuổi trở lên: Cần tiến hành tưới vào mùa khô ở những nơi có mùa khô kéo dài, lượng mưa ít.
  • Thời kỳ ra hoa (Từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm): Tưới từ 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày, chỉ tưới vào gốc, không được tưới phun lên tán cây, tránh ảnh hưởng đến hoa và việc thụ phấn của hoa.
  •  Thời kỳ dưỡng quả (Từ tháng 3 đến tháng 4): Tưới từ 2 đến 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày, tưới vào gốc và có thể phun lên tán cây làm mát để hạn chế rụng quả.
  •  Đối với những nơi có điều kiện thì có thể đầu tư hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và tăng hiệu quả tưới.

3.    TỈA CÀNH, TẠO TÁN

  • Lần 1: Sau khi trồng, cây có độ cao từ 0,7- 1m cần bấm ngọn để tạo tán. 
  • Lần 2: Khi các chồi lần 1 cao khoảng 0,5- 0,7m, ở lần hai mỗi cây chỉ để lại 3 cành. 
  • Lần 3: Khi các chồi lần 2 cao khoảng 1m, mỗi cành lần 2 để lại 3 cành. Thời gian tạo tán thực hiện ở năm 1 và 2.
  • Sau lần tạo tán lần 3 để cây phát triển bình thường, khi cây vào thời kỳ kinh doanh, cắt tỉa những cành sát mặt đất dưới 60cm (ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày), cắt những cành bị sâu bệnh hại, những cành lệch tán, những cành mọc chồng chéo, đan xen nhau. Nếu tán cây không quá dày, không nên cắt tỉa những cành nhỏ bên trong tán.
  • Sau khi thu hoạch tiến hành tỉa, cắt cành: các cành tược (cành mọc từ thân chính), cành tăm hương (những cành nhỏ, không có khả năng ra hoa, quả), cành hướng địa, cành xiên vào trong tán, cành sâu, cành gẫy, cành có chiều cao vượt quá 5m…

4.    QUẢN LÝ CỎ DẠI

  • Định kỳ chăm sóc cho cây như phát dọn thực bì, xới vun gốc, trừ cỏ dại quanh gốc cây bán kính 0,5 m 
     
  • Phủ cỏ khô, rơm khô hoặc phân vỏ hạt vào gốc cây để giảm nước bốc hơi 
  • Tránh dùng các loại hóa chất diệt cỏ 
  • Sơn hoặc bọc nùi rơm đoạn thân gốc cây để tránh sương giá 
  • Không trồng xen cây nông nghiệp trong bán kính 1m dưới đường chiếu vành tán cây

5.     HẠN CHẾ QUẢ NON RỤNG SỚM

  • Nguyên nhân chính gây rụng hoa, rụng quả ở cây Mắc ca chủ yếu là vấn đề dinh dưỡng và điều kiện thời tiết.

+    Dinh dưỡng: Chủ yếu ở giai đoạn ra hoa đậu quả (tháng 2 - 4) và giai đoạn vào cuối tháng 6, tháng 7 khi cây bắt đầu ra nhiều lộc, quả bước vào thời kỳ tích lũy nhanh về dầu.

+ Điều kiện thời tiết: Khi môi trường nhiệt độ tăng cao tới 30 – 350C. Độ ẩm không khí cao và cây thiếu nước trong thời kỳ ra hoa đậu quả

Vì vậy, để hạn chế quả non rụng sớm cần phải bón phân tưới nước đầy đủ và kịp thời

Tiêu đề Chuyên mục Thời gian Lượt xem
Bài 3: Kỹ thuật trồng cây macca Sổ tay macca 24/11/2020 11:43:44 4k
Bài 2: Đặc điểm sinh trưởng Sổ tay macca 24/11/2020 11:40:03 2k
Bài 1: Xác định vùng thích hợp để trồng macca Sổ tay macca 20/10/2020 11:07:56 1k
Tên chủ đề
Chuyên mục
Thời gian
Tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017 Cơ sở dữ liệu 24/02/2022 16:32:29
Tiêu chuẩn TCVN 11041 – 1:2017 và TCVN 11041 – 2: 2017 Kinh doanh, Cơ sở dữ liệu 25/02/2022 10:55:48
Quy trình sản xuất Mắc ca hữu cơ Cơ sở dữ liệu 24/02/2022 16:31:20
Cây giống Cây trồng Macca 06/10/2021 10:15:27
Kỹ thuật Kỹ thuật - ứng dụng công nghệ 06/10/2021 10:14:26
  • Tổng truy cập
    945,735
  • Truy cập trong ngày
    238
  • Truy cập trong tháng
    18,482
  • Đăng ký nhận bản tin từ hiệp hội
Copyright © 2020 All Rights Reserved By Hiệp Hội Mắc Ca Việt Nam